HỘI KHOA HỌC
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khoa học
  • Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non

Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non

Hai người đàn ông đứng trên giàn giáo mải mê vẽ lên bức tường sơn trắng của Trường Mầm non Bình Minh Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Theo nét vẽ, một thế giới cổ tích dần hiện ra với những thỏ trắng, nai, ông mặt trời…

Ầm”, chiếc giàn giáo đổ ụp, hai người đàn ông ngã lăn. Đau điếng, nhưng họ không thốt ra một lời nào Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Trước ánh mắt kinh ngạc của tôi, người đàn ông râu con kiến viết lên mảnh giấy: “Tôi là Đặng Huỳnh Hùng, còn cậu em đây là Bùi Ngọc Hiệp, chúng tôi bị câm điếc”.

Quãng đời làm báo của tôi chưa có cuộc phỏng vấn nào lặng lẽ như vậy, khi cả Hùng và Hiệp đã trả lời câu hỏi bằng cách ghi lên giấy.

“Tôi sinh ra đã bị câm điếc bẩm sinh. Nhà nghèo quá, không được học hành gì, nhưng từ nhỏ đã thích vẽ Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Tôi hay lấy que vẽ lên đất hình những con vật nuôi trong nhà, ai cũng khen giống. Thế rồi, tôi được đưa vào học vẽ ở Trường câm điếc huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương...”.

Năng khiếu vẽ của Hùng chỉ cần được đào tạo thêm một thời gian đã giúp anh có một nghề mưu sinh. Hùng lên Sài Gòn, ngồi hè phố vẽ truyền thần kiếm sống. Nhưng các Cty quảng cáo đã nhanh chóng nhận ra tài năng trên hè phố này và mời Hùng về làm việc Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non.

Hùng có công việc ổn định, thu nhập cũng khá, nhưng những hình vẽ mang tính thương mại không làm anh hứng thú. Hùng tâm sự bằng những nét bút chì: “Trong nghề vẽ, tôi có một đam mê không gì so sánh được: vẽ chân dung, nhất là vẽ gương mặt trẻ thơ và thế giới cổ tích. Lúc cầm bút vẽ gương mặt trẻ thơ và thế giới cổ tích, tôi quên hết tất cả, quên cả nỗi đau của mình. May mắn là mới đây, hãng sữa Cô gái Hà Lan đã thuê chúng tôi đi vẽ cho các trường mầm non khắp cả nước có mua sữa của họ. Thế là chúng tôi lên đường”.

Hiệp kể ngắn gọn cuộc đời mình bằng những dòng chữ nguệch ngoạc Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non: “Tôi 37 tuổi, chưa vợ con. Đời tôi khổ nhiều, nói không hết được.Tôi ít được học, nên anh thấy đó, chữ viết xấu tệ. Tôi bị câm điếc từ nhỏ, trong người hay bị đau. Chỉ có lúc vẽ cho các em nhỏ là tôi quên hết đau. Nhóm chúng tôi đi vẽ như thế này, 3 tháng mới được về nhà một lần, tuy cực nhưng mà vui”.

Nhóm có ba người, Hùng, Hiệp và bác Trần Văn Dậu, 53 tuổi, không bị câm điếc. Bác Dậu, người phát ngôn của nhóm, cho biết: “Chúng tôi đi từ Cà Mau ra đây bằng xe gắn máy. Đi vẽ hết trường mầm non này lại đến trường mầm non khác, tỉnh này qua tỉnh khác, ròng rã đã 2 tháng trời rồi”.

Sự tích thành lập nhóm ba người đi khắp thế gian được bác Dậu kể: “Nhà ba chúng tôi gần nhau, đều ở quận 10, TP Hồ Chí Minh, đều làm cho hãng quảng cáo, và đều yêu thích vẽ cho trẻ em. Khi được mời đi vẽ như thế này, chúng tôi nhận lời ngay. Ba người hai xe máy, đêm ngủ ở trường mầm non, tự túc ăn uống”.

Chiếc xe Cup đời 78 của bác Dậu và chiếc xe máy City của Hùng và Hiệp dựng ở trường mầm non đều đã rất cũ kỹ, ọp ẹp, nhưng đã vượt qua được nửa chặng đường thiên lý Bắc - Nam. Có những lúc đi giữa đường, xe nổ lốp hất chủ nhân ngã văng. Có những lúc trời mưa đạp mãi không nổ máy. Trời nắng máy nóng, xe ỳ ra không chạy. Nhưng hai chiếc xe máy ấy không một ngày dừng lại, vẫn cứ tiến về những trường mầm non...

Cú ngã giàn giáo ở Trường Mầm non Bình Minh làm bàn tay Đặng Huỳnh Hùng bị bong gân, sưng to Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Hùng xoa dầu vào tay, nghiến răng chịu đau, tiếp tục vẽ. Những nét vẽ cứ thế hiện ra trong sự ngạc nhiên của các cô giáo. Nhóm của Hùng mới đến Trường Mầm non Bình Minh được một ngày mà đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nơi đây. Trên các bức tường mới hôm qua còn lem luốc, ẩm mốc, hôm nay bỗng sáng bừng lên bởi những bức tranh cho tuổi thần tiên.

Các em nhỏ reo lên khi lần đầu tiên nhìn thấy những bức tranh trên tường. Tưởng như những nhân vật cổ tích trong tranh sắp sửa bước ra và cùng vui đùa trên sân trường.

Cô Mai Thị Vinh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh nhận xét: “Những bức tranh của nhóm anh Đặng Huỳnh Hùng vẽ thực sự là những bức tranh biết nói, nó rất gần gũi, thân thương với các em học sinh mầm non, kích thích trí tưởng tượng của các em. Tôi biết trong giới họa sỹ cũng ít người vẽ được những bức tranh như thế này”.

Vẽ xong những bức tranh trên tường, Hùng và Hiệp lại vẽ giúp các cô giáo mầm non Trường Bình Minh những bức tranh để treo trong lớp học. Cô giáo Thu Huyền được cử ra để làm “phiên dịch”, viết những yêu cầu lên giấy. Họ dành cả buổi sáng để vẽ, việc này nằm ngoài hợp đồng và miễn phí Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Còn thù lao của họ ghi trong hợp đồng với hãng sữa: “Một mét vuông 90 nghìn đồng”.

Hùng cầm lấy bút viết rồi đưa cho tôi: “Lòng yêu trẻ của chúng tôi không thể tính bằng mét vuông mình vẽ. Tôi đã đi đến nhiều trường mầm non ở các vùng nông thôn, miền núi, ở đó các em nhỏ thiệt thòi nhiều, thậm chí không có cả đồ chơi, sân chơi. Đến những nơi đó, nhóm tôi thường ở lại thêm vài ngày, vẽ thêm tranh cho cô giáo để các cô không phải dạy chay. Ở lại thì mình sẽ bị chậm tiến độ, như thế sẽ ít tiền hơn, nhưng chúng tôi vui”.

Đã gần 12 giờ trưa nhưng ba người vẫn mải mê vẽ để kịp buổi chiều sang Trường Mầm non Quang Trung, rồi từ đó sẽ vào huyện Diễn Châu (Nghệ An). Cứ thế họ sẽ ra tới Hà Nội trên xe máy với những hòm đồ nghề nặng trĩu.

Hùng đang đưa những nét bút, bỗng ngừng lại khi chiếc điện thoại di động báo có tin nhắn. (Điện thoại của Hùng và Hiệp chỉ dùng mỗi chức năng nhắn tin). Bác Dậu nói với tôi: “Hùng chắc vừa nhận được tin nhắn của vợ và con gái Cuộc sống tươi đẹp với vẽ tranh tường mầm non. Vợ Hùng bị câm, nhưng cô con gái sinh năm 1995 thì bình thường. Vợ ở nhà nội trợ nên Hùng là trụ cột kinh tế của cả nhà”.

Tôi viết ra giấy câu hỏi: “ Ước mơ của hai anh là gì?”. Hùng trả lời bằng bút: “Nếu không phải mưu sinh, chúng tôi muốn đi khắp thế gian để vẽ những gương mặt trẻ thơ và thế giới cổ tích. Chúng tôi muốn đến các trường mầm non ở những nơi gian khó nhất để vẽ miễn phí cho các em nhỏ”.

Ban đầu có bảy nhóm đi vẽ như họ, nhưng rồi vẽ không đạt yêu cầu, các em nhỏ không thích, nên bây giờ chỉ còn hai nhóm thôi. Trong số đó, hai người câm điếc của nhóm vẽ bao giờ cũng được yêu thích nhất.