399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Tuyến kênh của lịch sử
Công ty dược phẩm An Thiên Vào những năm 1970- 1980, nhu cầu về vận tải đường thủy nội địa phát triển tại Hải Phòng tỷ lệ nghịch với các tuyến luồng dành cho những loại phương tiện nhỏ. Vì vậy, một ý tưởng táo bạo đã được thực hiện, đó là đào một con kênh từ Lạch Huyện đến sông Cấm. Khi hoàn thành đoạn kênh này được đặt tên là kênh Cái Tráp, hay còn gọi là kênh đào Cái Tráp.
Dược phẩm An Thiên Kênh Cái Tráp không dài, từng là tuyến đường thủy quan trọng của Hải Phòng, gắn bó với người dân huyện đảo Cát Hải, bởi phần đông lớp thanh niên tham gia đào con kênh này ngày ấy là người Cát Hải. Trong những năm tháng đi vào hoạt động, kênh Cái Tráp không chỉ rút ngắn thời gian chạy tàu đến khu vực bến Gót mà còn bảo đảm an toàn cho phương tiện do không phải đi vòng qua luồng Nam Triệu đầy sóng gió. Vai trò của kênh Cái Tráp giảm dần khi dự án xây dựng luồng vào cảng hoàn thành (kênh HàNam ngày nay), song nó vẫn bảo đảm cho tàu khách qua lại an toàn. Ngày trước, kênh đào Cái Tráp thuộc Cục đường thủy nội địa Việt Nam, giao cho Công ty TNHH MTV Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng quản lý.
Trong khi phương tiện ra vào cảng biển Hải Phòng ngày càng nhiều, kênh Hà Nam chưa đủ điều kiện tiếp nhận quá nhiều tàu cùng lúc và luồng Nam Triệu đang bị sa bồi nặng, năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải quyết định chuyển quyền quản lý kênh Cái Tráp từ Cục đường thủy nội địa sang Cục Hàng hải Việt Nam để khai thác, sử dụng. Và như vậy, kênh Cái Tráp đã chuyển thành luồng hàng hải- một trong 3 tuyến luồng hàng hải đưa, đón tàu ra, vào cảng biển Hải Phòng. Kênh Cái Tráp vốn là đường thủy nội địa, khi nâng cấp thành luồng hàng hải gặp một số khó khăn do sa bồi. Để cho tàu biển ra vào an toàn, việc cần thiết là phải nạo vét luồng đạt độ sâu cần thiết, phục vụ những tàu biển cỡ nhỏ.
Nạo vét kênh Cái Tráp sẽ góp phần tăng phương tiện ra vào cảng biển Hải PhòngTrong ảnh: Trạm quản lý kênh Cái Tráp |
Khẩn trương nạo vét luồng
Theo Tổng công ty Bảo đảm An toàn hàng hải miền Bắc, trong những lần đo độ sâu bằng máy hồi âm tần số, Tổng công ty phát hiện độ sâu của kênh Cái Tráp giảm, chỗ sâu nhất cũng chỉ đạt khoảng -1,5m, cần phải được nạo vét mới có thể tiếp nhận tàu từ 3000- 5000 tấn qua lại.
Tại cuộc kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa qua, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật cho biết, tháng 8-2014, kênh Cái Tráp sẽ bắt đầu được triển khai nạo vét và như vậy, Hải Phòng sẽ có thêm một tuyến hàng hải đi vào hoạt động cùng với kênh Hà Nam và luồng Nam Triệu. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về vận tải đường biển, kênh Cái Tráp còn là nơi đưa đón các phương tiện thủy nội địa qua lại, dưới sự điều tiết giao thông của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng.
Sau khi kênh Cái Tráp được nạo vét xong, những tàu biển nhỏ sẽ coi tuyến kênh này là “cứu tinh” theo hướng hành hải ra luồng Lạch Huyện, bởi sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí. Cùng với đó, kênh Hà Nam sẽ giảm áp lực tàu thuyền, bảo đảm an toàn cho tàu biển. Việc điều phối giao thông sẽ giảm khó khăn và tàu biển vào cảng biển Hải Phòng sẽ không phải mất nhiều thời gian neo đậu ngoài Lạch Huyện. Đó là cơ sở để hàng hóa đến khu vực cảng biển Hải Phòng tiếp tục tăng.